Cây đinh lăng là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

 Trong Y học cổ truyền, cây đinh lăng thường dùng để bồi bổ hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh về da, xương khớp và nhiều bệnh lý khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu cây đinh lăng là cây gì, cây đinh lăng có tác dụng gì, cách dùng cây đinh lăng ra sao,...

I. Đôi nét về cây đinh lăng

Cây đinh lăng (Polyscias fruticosa) là một loại cây bụi hoặc cây nhỏ, có thể cao tới 4 mét. Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á, và thường được trồng ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan.

Cây đinh lăng có nhiều lá kép, mọc so le, phiến lá hình trứng dài, mép có răng cưa. Hoa đinh lăng nhỏ, màu trắng, mọc thành tán ở đầu cành. Quả đinh lăng hình cầu, màu đen, khi chín có mùi thơm.

cây đinh lăngHình ảnh cây đinh lăng

Cây đinh lăng được sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ rất lâu đời. Theo y học cổ truyền, đinh lăng có vị cay, tính ấm, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, tim mạch, tiêu hóa,...

II. Giá bán cây đinh lăng

Việc xác định “cây đinh lăng giá bao nhiêu” là điều không dễ dàng, bởi chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại cây (đinh lăng nếp, đinh lăng tẻ), kích thước cây, nguồn gốc, thời vụ, địa điểm phân phối,...Theo Báo VietNamNet, giá bán cây đinh lăng chỉ từ 20.000 đồng/kg lá.

Đây là mức giá này khá dễ tiếp cận với nhiều người. Tuy nhiên, bạn nên chọn mua cây tại những địa điểm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm soát chất lượng chặt chẽ để tận dụng tối đa lợi ích của đinh lăng.

III. Tác dụng của cây đinh lăng

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hương cùng các cộng sự tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM đã dành 7 năm nghiên cứu (2000-2007) và cho thấy đinh lăng có tác dụng tương tự như sâm nhưng giá thành rẻ hơn và dễ trồng hơn.

Cụ thể, nghiên cứu này cho biết, cây đinh lăng có tác dụng sau:

Tác dụng của cây đinh lăngNhững tác dụng chính của đinh lăng

  • Tăng cường thể lực, chống stress, kích thích não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi.
  • Chống oxy hóa, bảo vệ gan.
  • Kích thích miễn dịch.
  • Lá nghiền nhỏ và đắp lên vết thương có thể ngăn chặn sưng, viêm.
  • Rễ đinh lăng có thể được đun sôi và uống để kích thích đi tiểu, giảm đau khớp, giảm đổ mồ hôi, làm dịu thần kinh và tăng cường sức đề kháng rất tốt.
  • Dịch chiết cồn của đinh lăng có tác dụng chống hen, histamin và ức chế tế bào mast. Từ đó góp phần quan trọng trong quá trình điều trị hen suyễn.

Ngoài ra, lá đinh lăng còn là một loại gia vị quý trong nấu nướng, giúp món ăn dậy mùi thơm và tăng giá trị dinh dưỡng.

Nhìn chung, nghiên cứu trên đã trả lời khá đầy đủ về “lá cây đinh lăng có tác dụng gì?”, “cây đinh lăng trị bệnh gì?”,.... Chúng ta có thể sử dụng đinh lăng dưới nhiều dạng khác nhau như trà, thuốc sắc, cao lỏng nhằm tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

IV. Tác dụng phụ của đinh lăng

Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu không sử dụng đinh lăng đúng cách, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng kể.

Theo ông Phó Hữu Đức - Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: “Trong trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin [...] có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, chỉ dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng rễ đinh lăng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.

Như vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng một lượng đinh lăng vừa đủ (khoảng 10 - 20g lá đinh lăng khô/ngày) và cần thận trọng khi dùng đinh lăng liên tục trên 6 tháng.

Hơn nữa, những người không nên uống lá đinh lăng đó là trẻ em, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, người có dị ứng, quá mẫn cảm hoặc có vấn đề về đường huyết.

V. Cách dùng cây đinh lăng

Để phát huy hiệu quả và giảm tác dụng phụ của đinh lăng, bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng sau:

5.1 Đinh lăng ngâm rượu

Rượu đinh lăng có tác dụng gì? Theo nhiều nguồn tin, sử dụng rượu đinh lăng đều đặn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, cây đinh lăng ngâm rượu còn góp phần hạ huyết áp, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, từ đó giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Cách dùng cây đinh lăngDùng củ hoặc lá đinh lăng ngâm rượu

Cách ngâm rượu đinh lăng: Rửa sạch 1kg củ đinh lăng tươi, thái lát mỏng, cho vào bình thủy tinh. Ngâm với 5 lít rượu trắng tối thiểu 45 ngày. Uống 1 - 2 ly nhỏ/ngày.

5.2 Uống nước lá đinh lăng

Vì lá đinh lăng có tính mát nên khi uống, lá đinh lăng khô có tác dụng hỗ trợ giảm ngứa, giải độc cơ thể, đặc biệt là các bệnh ngoài da như mề đay, vảy nến, viêm da dị ứng,....

- Cách nấu nước lá đinh lăng: Rửa sạch 200g lá đinh lăng tươi, cho vào ấm nước sôi, đậy nắp và đun khoảng 15 phút. Sau đó, bạn hãy gạn lấy nước và có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống. Uống mỗi ngày.

5.3 Đắp lá đinh lăng

Với các vết thương hở ngoài da (vùng nhỏ) hoặc vùng da bị ngứa, đắp lá đinh lăng có tác dụng cầm máu và hỗ trợ vết thương chóng lành.

Cây đinh lăng chữa bệnh gìĐắp lá đinh lăng lên các vùng da bị thương

- Cách đắp lá đinh lăng: Rửa sạch vùng da bị thương, giã nát 1 nắm lá đinh lăng tươi rồi trực tiếp đắp lên vùng da bị tổn thương. Dùng băng gạc cố định trong 30 - 60 phút rồi rửa sạch lại với nước.

5.4 Bài thuốc chữa bệnh từ đinh lăng phổ biến

Từ lâu, đinh lăng đã được áp dụng trong nhiều bài thuốc nam chữa bệnh. Một số bài thuốc tiêu biểu bao gồm:

bài thuốc từ cây đinh lăngCác bài thuốc chữa bệnh từ đinh lăng

  • Chữa dị ứng, ngộ độc thức ăn: Hãm lá đinh lăng với nước sôi, uống thay nước hằng ngày. Bài thuốc này giúp giảm các triệu chứng dị ứng và ngộ độc, đặc biệt hiệu quả cho người có cơ địa dị ứng.
  • Chữa nhiệt, lở ngứa, mụn nhọt: Sắc khoảng 60g lá đinh lăng với 500ml nước, uống 2 lần/ngày giúp giải độc, thanh nhiệt, làm mát gan và giúp da mau lành.
  • Chữa đau đầu: Sắc 20g lá đinh lăng, 12g bạch chỉ với 500ml nước, uống 2 lần/ngày. Bài thuốc này giúp giảm đau đầu, trị chứng hoa mắt, chóng mặt
  • Chữa chín mé: Hãy giã nát lá đinh lăng tươi, đắp lên vùng bị nhiễm trùng. Cách này sẽ giúp giảm sưng tấy, tiêu viêm, giúp vết thương mau lành.
  • Hỗ trợ giảm phong thấp, đau nhức mỏi xương khớp: Sắc 30-40g mỗi loại gồm lá, thân, rễ đinh lăng, lá lốt, ké đầu ngựa với 1 lít nước, uống 2 lần/ngày.
  • Cải thiện bệnh về tiêu hóa: Sắc 20g lá đinh lăng với 500ml nước, uống 2 lần/ngày, giúp giảm tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, giúp tiêu hóa tốt.
  • Chữa rối loạn kinh nguyệt: Sắc khoảng 20g lá, cành đinh lăng với 500ml nước, uống 2 lần/ngày, giúp giảm đau bụng, điều hòa kinh nguyệt, bồi bổ khí huyết.
  • Ổn định đường huyết: Uống nước sắc lá đinh lăng hằng ngày, đặc biệt là buổi sáng trước khi ăn. 
  • Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ: Uống nước lá đinh lăng hoặc ăn canh rau đinh lăng nấu với thịt, cá giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giúp sản phụ mau hồi phục.
  • Chữa tắc tia sữa sau sinh: Sắc 40g lá đinh lăng với 300ml nước, đun đến 200ml, chắt lấy nước. Uống ấm 2 lần/ngày. 
  • Giảm đờm do hen phế quản: Sắc 20g lá đinh lăng với 500ml nước, uống 2 lần/ngày.
  • Chữa bệnh trĩ: Dùng lá đinh lăng đắp hoặc sắc uống.

VI. Lưu ý khi sử dụng đinh lăng

Sau khi đã tìm hiểu kỹ “đinh lăng chữa bệnh gì”, “lá đinh lăng có ngâm rượu được không”, “cây đinh lăng uống có tác dụng gì”,.... Dưới đây là một số điều bạn cần phải biết trước khi sử dụng loại thảo dược tự nhiên này:

  • Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không sử dụng đinh lăng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Không lạm dụng đinh lăng, chỉ nên dùng với liều lượng vừa đủ (khoảng 10 - 20g lá đinh lăng khô/ngày).
  • Nên sử dụng đinh lăng có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
  • Không nên sử dụng đinh lăng đã bị mốc, hư hỏng.
  • Khi sử dụng đinh lăng, nên theo dõi sức khỏe của bản thân và nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ!

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể về cách sử dụng cây đinh lăng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Nguồn: https://duocthaiminh.vn/tin-tuc/cay-dinh-lang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dược phẩm Thái Minh

Phòng phòng là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?